Những điều cần lưu ý khi thụ tinh ông nghiệm cho đôi vợ chông hiếm muộn

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả, dành cho những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật lấy trứng và tinh trùng kết hợp với nhau ở ngoài cơ thể, tạo thành phôi.Sau đó chuyển vào trong buồng tử cung của người vợ.

Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật lấy trứng và tinh trùng kết hợp với nhau ở ngoài cơ thể, tạo thành phôi.Sau đó chuyển vào trong buồng tử cung của người vợ. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả, dành cho những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn.Thụ tinh trong ống nghiệm IVF đang dần trở nên phổ biến do tỷ lệ những cặp vợ chồng gặp các vấn đề gây ra tình trạng vô sinh- hiếm muộn càng ngày càng có xu hướng gia tăng. Với những cặp vợ chồng đang ở trong tình trạng khó có con và muốn làm thụ tinh trong ống nghiệm thì một trong vấn đề quan tâm lớn nhất chính là tỷ lệ thành công của phương pháp này là bao nhiêu phần trăm. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Link tham khảo:

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm

Tuổi tác của bố mẹ
Bố mẹ tuổi càng trẻ, khả năng IVF thành công càng cao. Bởi số lượng và chất lượng trứng đạt tiêu chuẩn để có thể cùng với tinh trùng tạo thành phôi tốt theo sinh lý phụ nữ sẽ giảm theo thời gian, đặc biệt khi phụ nữ bước qua tuổi 35. Chất lượng trứng càng tốt, số phôi tạo thành càng nhiều, dẫn đến cơ hội chuyển phôi của mẹ được nhiều lần hơn trong 1 chu kỳ kích thích trứng. Người mẹ dưới 35 tuổi thường có tỷ lệ có thai khi thực hiện IVF khoảng 40-50%, trong khi tỉ lệ này ở những sản phụ trên 35 tuổi tỷ lệ này sẽ chỉ khoảng từ 30-35%.

Điều trị càng sớm càng có nhiều cơ hội thành công
Trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, tất cả các cặp vợ chồng đều được kiểm tra tình trạng vô sinh hiếm muộn. Với những ca bị vô sinh hiếm muộn nhiều năm, nguyên nhân gây vô sinh phức tạp (tinh trùng của người chồng quá ít, quá yếu…; hay người vợ có tiền sử kích thích buồng trứng quá mức, lạc nội mạc tử cung…,khả năng làm IVF có tỷ lệ thành công sẽ không cao bằng những người mới phát hiện ra nguyên nhân vô sinh hiếm muộn. Vì vậy, theo khuyến cáo, nếu sau một năm không dùng các biện pháp tránh thai mà vẫn chưa có con, các cặp vợ chồng cần đi khám sớm nhằm tìm ra nguyên nhân và tình trạng đang gặp để kịp thời điều trị.

Số trứng thu được sau khi kích trứng

Ngay từ đầu chu kỳ kinh nguyệt khi đi khám vô sinh hiếm muộn bác sỹ đã tiến hành siêu âm cho mẹ để xác định số nang noãn có trong buồng trứng, để tiên lượng khả năng kích trứng có thành công cao hay không. Trong suốt quá trình kích thích trứng, người mẹ sẽ biết số lượng trứng mình có trong chu kỳ này là bao nhiêu. Số lượng trứng này đối với mỗi phụ nữ đều khác nhau, tùy vào cơ địa từng người.

Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào việc cơ thể của người mẹ có đáp ứng được với thuốc kích trứng hay không. Nhiều trường hợp đã phải hoãn chu kỳ điều trị do bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém với thuốc. Tỷ lệ này chiếm khoảng 10%, nếu tuổi của người phụ nữ càng lớn thì tỷ lệ này càng cao. Ngược lại cũng có nhiều trường hợp người phụ nữ bị quá kích buồng trứng phải ngưng điều trị, xảy ra khi người phụ nữ đáp ứng với thuốc làm tăng quá mức số nang noãn của buồng trứng. Tỷ lệ quá kích buồng trứng nặng khoảng 1%.

Bên cạnh đó sau khi kích trứng thì bác sỹ sẽ tiến hành chọc trứng, nguy cơ trong lúc chọc hút trứng cũng có thể ảnh hưởng đến số lượng trứng thu được, vì cũng có thể gây vỡ trứng hoặc xảy ra các tai biến như chảy máu trong. Một người sau khi thực hiện hết các quá trình trên có thể thu được từ một vài quả trứng, cho đến vài chục quả. Tuy nhiên trong số này chỉ có những trứng trưởng thành mới có thể tiến hành tạo phôi, còn những loại trứng vỡ, trứng non ở các giai đoạn trưởng thành khác nhau cũng không thể dùng để thụ tinh được.
Số phôi thu được sau khi tạo phôi
Trong số trứng thu được từ quá trình chọc trứng lại chỉ có khoảng 60-70% trứng trưởng thành sẽ tạo thành phôi. Do nó còn phụ thuộc vào chất lượng tinh trùng và khả năng kết hợp giữa tinh trùng và trứng trong điều kiện nhân tạo. Khoảng 95% noãn thụ tinh với tinh trùng sau đó sẽ phát triển thành phôi ngày 2, 70-80% noãn thụ tinh sẽ phát triển đến phôi ngày 3, khoảng 50% noãn thụ tinh sẽ phát triển đến phôi ngày 5. Nghĩa là nếu nuôi cấy càng kéo dài, số phôi còn lại càng thấp. Ngoài ra, phôi cũng được phân loại thành phôi loại 1, phôi loại 2 và phôi loại 3 tùy theo chất lượng phôi. Tuy nhiên, dù phôi loại hai, loại ba cũng vẫn có thể phát triển thành công khi cấy vào trong tử cung, chứ không chỉ phôi loại 1, nên cũng không cần quá lo lắng khi chỉ có phôi loại 2 hoặc loại 3.Trong những trường hợp cần phải sinh thiết để sàng lọc dị tật hoặc kiểm tra ADN của phôi thai, một số phôi cũng có thể bị ảnh hưởng dẫn đến hỏng phôi trước khi được tiến hành chuyển vào buồng tử cung.

Kỹ thuật chuyển phôi.
Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật gồm nhiều bước phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện là người không chỉ có chuyên môn mà còn phải có kinh nghiệm. Đặc biệt với những ca mà nguyên nhân vô sinh hiếm muộn phức tạp, bác sĩ sẽ phải quyết định có cần thực hiện các kỹ thuật liên quan chuyên sâu như tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), nuôi trứng non rồi cho thụ tinh… hay không. Kỹ thuật được tiến hành chính xác không chỉ quyết định tỷ lệ thành công của ca thụ tinh trong ống nghiệm, giúp giảm chi phí, thời gian tiến hành mà còn giúp tránh được những rủi ro về sức khỏe cho người mẹ.

Số thai phát triển được sau khi chuyển phôi vào tử cung
Đây là một trong những giai đoạn "sống còn" của thụ tinh trong ống nghiệm. Sau khi tạo thành phôi, bác sỹ sẽ tùy từng trường hợp như chất lượng phôi như thế nào, niêm mạc của người mẹ ra sao mà quyết định chuyển phôi tươi hay chuyển phôi trữ (đông lạnh). Trong quá trình gửi đông lạnh và rã đông, cũng có một số những phôi thai sẽ bị hỏng, nên thường chỉ trữ lạnh trong những trường hợp có nhiều phôi. Cũng tùy từng người mà bác sỹ sẽ quyết định chuyển 1 phôi, 2 phôi, 3 phôi hay 4 phôi trong 1 lần. Sau khi chuyển phôi vào bên trong tử cung của người mẹ cũng chưa chắc chắn được, mà sẽ có thể xảy ra các trường hợp như: Sảy thai, thai ngoài tử cung,thai lưu ,thai ngừng phát triển, thai ngoài tử cung,...và khi đó nếu có các trường hợp đó xảy ra thì vẫn phải xử lý như bình thường. Ngược lại, nếu sau khi chuyển thai vẫn phát triển tốt thì bố mẹ vẫn có thể lưu trữ những phôi còn lại trong điều kiện đông lạnh và có thể đợi đến nhiều năm sau khi em bé đầu tiên cứng cáp bố mẹ có thể chuyển phôi lần 2 hoặc lần 3 để sinh thêm con mà không cần phải làm lại quy trình này từ đầu.

Kết luận.
Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm là một quá trình phức tạp, tỷ lệ thành công của phương pháp này với từng cặp vợ chồng khác nhau sẽ có sự khác nhau, phụ thuộc vào chính sức khỏe sinh sản, chất lượng phôi thu được, cùng với kinh nghiệm, tay nghề điều trị của bác sỹ và điều kiện trang thiết bị của cơ sở y tế, bên cạnh đó cũng phụ thuộc một phần lớn vào sự "may mắn" của từng người. Vì thế bên cạnh việc chuẩn bị sức khỏe tốt cho cả hai vợ chồng khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, và đồng thời luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng bạn nhé.


Xem thêm:

© Copyright Những điều cần lưu ý khi thụ tinh ông nghiệm cho đôi vợ chông hiếm muộn